Dịch vụ PPCC
Trực thăng cứu hỏa là gì ? khám phá tính năng của trực năng cứu hỏa
Những chiếc xe cứu hỏa chắc hẳn đã vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Nhưng bạn đã từng nghe đến trực thăng cứu hỏa hay chưa? Đây là một phương tiện cứu hộ không quá phổ biến nhưng sẽ được dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá những tính năng của máy bay trực thăng cứu hỏa nhé!
Trực thăng cứu hỏa là gì ?
Trực thăng cứu hỏa đang được đánh giá là phương tiện hữu dụng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Nhiệm vụ chính của trực thăng cứu hỏa là dập lửa tại những đám cháy. Lý do mà phương tiện này được điều động là bởi vì vị trí địa lý nơi xảy ra đám cháy khó tiếp xúc, ở vị trí cao. Hoặc các ngõ ngách không thể di chuyển vào sâu bên trong bằng xe cứu hỏa.
Máy bay cứu hỏa hoặc trực thăng cứu hỏa có nhiều phân khúc từ hạng nhẹ cho đến hạng nặng. Mỗi loại đều có khả năng cất cánh từ mặt đất mang theo một lượng nước nhất định. Thay vì dùng xe cứu hỏa máy bay trực thăng cứu hỏa đã được lựa chọn ở nhiều quốc gia phát triển.
Xem thêm: Tìm hiểu quá trình thi cong pccc o Da Nang
Điểm khác nhau trực thăng cứu hỏa với trực thăng tư nhân
Máy bay chữa cháy đã được cải tiến để hoàn toàn phục vụ cho công việc cứu hỏa. Vậy nên về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động đều có phần khác biệt so với các lọai trực thăng tư nhân.
Cấu tạo
Trong các loại xe cứu hỏa chữa cháy máy bay chữa cháy hạng nặng không thể không nhắc đến các dòng IL-76, Be-200, CL-415 của Canada hay SH-5 của Trung Quốc. Những dòng trực thăng cứu hỏa này đã được trang bị sẵn thiết bị lấy nước và xả nước. Đây không phải là loại máy bay chữa cháy mới mà là chúng đã được cải tiến để có thể lắp đặt các thiết bị lấy nước và xả nước.
Tại Việt Nam, trực thăng cứu hỏa Mi-172 là loại máy bay chữa cháy đầu tiên được sử dụng. Máy bay trực thăng cứu hỏa này được cải tiến để có thể mang theo một gầu nước nặng 4 tấn. Cấu tạo của Mi-172 chưa được nâng cấp như những dòng trực thăng hạng nặng nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu cứu hỏa.
Thùng chứa nước của các máy bay chữa cháy thường làm bằng vật liệu siêu nhẹ. Các bình chứa với sức chứa từ 2.000 lít nước tới 9840 lít, tùy thuộc từng loại trực thăng. Bên cạnh đó, trực thăng cứu hỏa có cabin rộng có thể chứa khoảng 10 người và hàng trăm lít chất tạo bọt. Máy bay cứu hỏa có thể hoạt động cả ngày, đêm trong những điều kiện thời tiết bất lợi nhất.
Nguyên lý hoạt động
Trực thăng cứu hỏa hoạt động bằng cách thả nước (hoặc bọt chữa cháy) vào ngọn lửa đang cháy. Khi bay đến gần nơi xảy ra đám cháy, phi công sẽ căn chỉnh quán tính, dựa cào hướng gió để thả “quả bom nước” đúng vào trong khu vực có lửa. Một số trường hợp, trực thăng cứu hỏa sẽ thiết lập nên một vành đai cản lửa để hạn chế sự lan truyền mở rộng của đám cháy. Trực thăng cứu hỏa được ứng dụng nhiều trong các vụ cháy rừng trên diện rộng. Sử dụng bom plastic tạo ra các đám mây khí bao quanh đám cháy rừng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa rất hiệu quả.
Các tình huống sử dụng trực thăng cứu hỏa
Hiện nay, tại các thành phố lớn số lượng những công trình cao trên 15 tầng rất nhiều. Đây là những địa điểm mà hoạt động PCCC diễn ra nhiều vi phạm khiến nỗi lo cháy nổ luôn thường trực. Đồng thời, thiết kế PCCC ở Đà Nẵng nói riêng và các địa phương khác nói chung đều còn thấp.
Các phương tiện thi công PCCC ở Đà Nẵng cũng như nhiều nơi chưa đủ khả năng chữa cháy cho các tòa nhà có chiều cao 15 tầng trở lên. Xe thang cao nhất sử dụng trong hoạt động PCCC Đà Nẵng hiện tại cao 72m. Đây sẽ là lúc mà trực thăng cứu hỏa phát huy tác dụng. Trực thăng cứu hỏa sẽ còn phù hợp trong các tình huống chữa cháy tại hẻm, ngõ nhỏ. Thêm vào đó, những vụ cháy rừng thì sẽ rất tốn thời gian, nhân lực để tiến sâu vào tiếp cận khu vực bị cháy. Trực thăng cứu hỏa sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Xem thêm: Tư vấn thẩm định về phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng
Các ưu điểm, nhược điểm của trực thăng cứu hỏa so với xe cứu hỏa
Không phải ngẫu u nhiên mà trực thăng chữa cháy lại được lựa chọn trong những trường hợp khẩn cấp như vậy. Cùng điểm qua những ưu và nhược điểm của trực thăng cứu hoả so với xe cứu hoả nhé!
Ưu điểm
Trực thăng cứu hỏa trước hết phải kể đến ưu điểm vượt trội là khả năng cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và hoàn toàn có thể đứng được trên không. Nhờ vậy mà nó hoạt động được ở những vị trí có địa hình khó xâm nhập, khoảng không gian chật hẹp, thậm chí không cần phải có sân bay hoặc bãi đỗ riêng.
Bên cạnh đó, máy bay trực thăng cứu hỏa có thể vận chuyển lực lượng lính cứu hỏa nhiều hơn. Đặc biệt lượng nước, bọt chữa cháy lớn hơn nhiều so với xe cứu hỏa thông thường. Đây là phương tiện chữa cháy được áp dụng bởi tính cơ động và hiệu quả cao của nó.
Nhược điểm
Tuy nhiên, chi phí chữa cháy bằng máy bay trực thăng không hề nhỏ. Giá thành của các thiết bị máy bay chữa cháy khá cao. Bên cạnh đó, các vấn đề hạ tầng, không lưu, quy chế bay, bảo trì bảo dưỡng còn nhiều phức tạp. Cần phải đào tạo nhân lực vận hành trực thăng cứu hỏa chuyên nghiệp. Đây đều là những trở ngại cần giải quyết trước khi đưa trực thăng cứu hỏa vào hoạt động phổ biến.
Bên cạnh đó, thường các loại máy bay cứu hỏa này có tuổi thọ không quá dài. Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cũng đòi hỏi có kinh phí lớn. Tần suất sử dụng 1 năm là rất ít trong 15 năm tuổi đời của máy bay. Hơn nữa, là những ảnh hưởng đối với môi trường của cách chữa cháy này hiện nay vẫn chưa được tính toán đầy đủ.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về trực thăng cứu hỏa mà bạn đọc có thể biết. Hy vọng những bất cập về nhược điểm sẽ được giải quyết để phương tiện này có thể hoạt động phổ biến hơn. Giúp giảm rủi ro thiệt hại của những trận hỏa hoạn gây ra.