Tin tức sự kiện
Tủ chữa cháy vách tường Tiêu chuẩn An toàn Giá tốt
Tủ chữa cháy vách tường Tiêu chuẩn An toàn Giá tốt
Tủ chữa cháy vách tường là thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) khá phổ biến trong các tòa nhà hay trường học, bệnh viện… Đây là công cụ chuyên dụng khi có sự cố cháy nổi đột ngột. Vậy cấu tạo tủ chữa cháy vách tường là gì? Cách lắp tủ chữa cháy như thế nào? Hãy cùng PCCC Đà Nẵng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tủ chữa cháy vách tường là gì?
Tủ chữa cháy vách tường là dụng cụ để bảo quản, cất giữ các thiết bị tiện ích như lăng phun chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy, van chữa cháy. Loại tủ này thường được treo ở vách tường bằng hệ thống ốc vít chắc chắn theo đúng tiêu chuẩn PCCC.
Tủ chữa cháy vách tường thường xuất hiện ở cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy để mọi người luôn sẵn sàng khi có sự cố xảy ra. Tùy theo nhu cầu mà tủ chữa cháy có những kích thước và vật liệu khác nhau. Đặc điểm nhận biết của tủ là màu đỏ nổi bật giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy và sử dụng khi xảy ra cháy nổ.
Cấu tạo và thông số kỹ thuật tủ chữa cháy vách tường
Để hiểu rõ hơn về tủ chữa cháy vách tường, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và thông số kỹ thuật của nó.
Cấu tạo tủ chữa cháy vách tường
Thân tủ: làm từ sắt sơn tĩnh điện, không thể tháo gỡ. Một số bộ phận có thể tháo gỡ khi bị hư hỏng bao gồm:
- Tay nắm
- Khóa cửa
- Roong cao su
- Tấm kính
- Tấm vách ngăn tủ ở giữa
Thông số kỹ thuật tủ chữa cháy vách tường
- Kích thước chiều cao (kích thước thông dụng): 600mm ⇔ 60cm
- Kích thước chiều ngang (kích thước thông dụng): 400mm ⇔ 40cm
- Kích thước chiều sâu (kích thước thông dụng): 200mm ⇔ 20cm
- Độ dày vật liệu (kích thước thông dụng): 8zem
- Màu sắc: đỏ
Các loại tủ chữa cháy vách ngăn tường
Tùy theo kích thước và cách lắp đặt mà tủ chữa cháy vách tường có những loại sau:
Các kích thước tủ chữa cháy vách ngăn tường
Kiểu | Kích thước | Chứa các dụng cụ | Kiểu dáng |
Tủ trong nhà | 400x600x220 | Cuộn vòi B, Lăng B | Van B tủ hình hộp |
Tủ trong nhà | 450x650x220 | Cuộn vòi A, Lăng A, Van A | Tủ hình hộp |
Tủ ngoài trời | 500x700x220 | Cuộn vòi A (mỏng) x 2, Lăng A x2 | Tủ mái xéo, có chân. |
Các loại tủ chữa cháy vách ngăn tường
Tủ âm tường: được lắp đặt cố định trong tường. Sau khi lắp sẽ không thấy được kết cấu ống dẫn nước chữa cháy. Loại tủ này giúp tiết kiệm diện tích. Nó thường được lắp tại các khu vực tầng hầm, hành lang hẹp, không gian văn phòng nhỏ… Nhược điểm của tủ âm tường là khó quan sát vì đã bị ẩn vào tường.
Tủ nổi: được lắp đặt ở vị trí chờ đường ống, người dùng có thể quan sát được đường ống dẫn nước sau khi đã lắp đặt. Loại này thì chiếm nhiều không gian hơn, có thể thay đổi vị trí tùy ý sao cho phù hợp với tình huống thực tế.
Tổng hợp các ưu điểm của tủ chữa cháy vách tường
Mỗi hệ thống chữa cháy đều có những ưu điểm riêng. Khi bạn hiểu rõ được sản phẩm thì bạn sẽ biết cách bảo quản, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn. Tủ chữa cháy vách tường được đánh giá cao bởi một số ưu điểm sau:
- Cấu tạo hệ thống chữa cháy đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu
- Là thiết bị an toàn cho sức khỏe của mọi người khi chữa cháy
- Không gây ảnh hưởng hay thiệt hại đến các trang thiết bị, máy móc trong nhà máy, xí nghiệp…
Hướng dẫn cách sử dụng tủ chữa cháy vách tường
Khi xảy ra sự cố cháy, người chữa cháy cần tiếp cận với tủ nhanh nhất có thể. Nhấn nút và mở tủ chữa cháy vách tường để lấy thiết bị phù hợp để chữa cháy kịp thời. Nếu sử dụng vòi chữa cháy, bạn lăn vòi chữa cháy tới đám cháy, cần thêm người hỗ trợ để xả nước bằng van tại họng nước.
Trong tủ chữa cháy vách tường còn một số loại bình chữa cháy khác như: bình bột, khí CO2. Tùy từng đám cháy mà bạn sẽ lựa chọn sử dụng loại bình phù hợp. Nên vác hoặc xách trên vai, đưa bình tới chữa cháy đúng theo hướng dẫn sử dụng đã thực hành trước đó.
Bật mí quy trình lắp đặt tủ chữa cháy vách tường
Tủ chữa cháy vách tường cần được lắp đặt và bố trí theo đúng quy định và hướng dẫn về thi công PCCC tại Đà Nẵng. Hệ thống chữa cháy sử dụng áp lực cao, phun trực tiếp vào đám cháy. Vì thế họng chữa cháy phải lắp ở cạnh lối vào ở hành lang hay những nơi dễ lấy.
Tâm họng chữa cháy nên đặt ở độ cao 125cm. Mỗi họng phải có lăng nước và van khóa, cuộn vòi mềm với kích thước tiêu chuẩn. Chiều dài, đường kính của ống cũng phải phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Do phải luồn ống cấp nước vào, sau đó cố định vào tường nên việc lắp đặt tủ chữa cháy vách tường phụ thuộc vào sự linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hình dung quy trình lắp đặt tủ qua vài bước cơ bản sau:
- Khi đặt tủ theo thẳng đứng theo chiều dọc, phần dưới đáy và 2 bên tủ có 3 vết chìm hình tròn đã được cắt sẵn trước. Tùy theo vị trí đặt tủ và hướng ống cấp nước mà bạn đục lỗ tròn tương ứng.
- Đưa ống cấp nước vào bên trong vị trí miệng ống nằm góc 1/3.
- Cố định tủ vào tường bằng vít.
- Lắp van góc vào miệng ống cấp nước.
- Đặt các thiết bị cần thiết vào tủ và đóng cửa lại.
Sau khi lắp đặt tủ chữa cháy xong, bạn cần thực hành thử để kiểm tra chất lượng. Tủ chữa cháy cần được bảo trì thường xuyên (1 năm) để đảm bảo độ an toàn khi sử dụng.
Bài viết dưới đây đã tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến tủ chữa cháy vách tường. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thiết kế PCCC ở Đà Nẵng.