Bột chữa cháy là chất gì? Có tác dụng gì?

Ngày 14/05/2022

Bột chữa cháy vốn không lạ lẫm với đại đa số người dân. Thế nhưng, bột chữa cháy là chất gì? Tác dụng chính của loại bột này thế nào bạn có biết? Nếu chưa hiểu rõ, hãy để nội dung bài dưới đây giải nghĩa chi tiết cho bạn nhé, đọc ngay nào!

Bột chữa cháy là chất gì?

Bột chữa cháy được biết đến như một loại hợp chất hóa học. Chúng không có độc đối với làn da, sức khỏe của người dùng. Thành phần chính của loại bột này là NaHCO3. Nguyên lý dập lửa của bột là làm loãng oxy cùng với chất cháy.

Khi bột được phủ trên gốc lửa, NaHCO3 sẽ ngay lập tức tác dụng với nhiệt và tạo ra khí CO2. Từ đó, hỗ trợ sự phát tán của đám cháy. Lượng CO2 được sản sinh ra càng nhiều sẽ làm cho đám cháy được dập tắt càng nhanh. Bởi vì, vùng cháy lúc này không có đủ oxy để có thể tiếp tục quá trình cháy.

PCCC Toàn Tiến Phát
Hình ảnh về bột chữa cháy trong bình chữa cháy

Thông thường, sau đám cháy, Na2CO3 sẽ được sản sinh. Đây vốn là một hợp chất có thể ăn mòn mọi thiết bị và oxy hóa các linh kiện điện tử. Do vậy, bột chữa cháy thường không được sử dụng trong các đám cháy có thiết bị điện hoặc linh kiện điện tử.

Xem thêm: Thông tin về quả cầu phòng cháy chữa cháy

Chất bột trong bình chữa cháy có tác dụng gì?

Công dụng chính của bột trong bình chữa cháy là dập tắt các loại đám cháy từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như đám chảy lỏng – rắn – điện – khí cháy mới phát sinh hoặc đang cháy lớn. Căn cứ vào từng loại bình chữa cháy khác nhau mà bột có thể hỗ trợ được các loại đám cháy riêng biệt.

Ví dụ như bình chữa cháy ABC có thể dập tắt được mọi đám cháy lỏng – rắn – khí. Thông thường, bột chữa cháy không dẫn điện, cho hiệu quả cao lại dễ sử dụng nên liên tục được dùng trong công tác dập lửa.

Có thể bạn chưa biết: Mẹo chữa cháy bằng nước đơn giản nhưng siêu hiệu quả

Bột trong bình chữa cháy có ăn được không?

Dựa trên phân tích của các chuyên gia trong ngành, bột chữa cháy không có độc. HƠn nữa, loại bột này không dẫn nhiệt và độc hại đến làn da. Tuy nhiên, loại bột này không được khuyến khích dùng để ăn.

PCCC Toàn Tiến Phát
Bột trong bình không gây độc nhưng không nên ăn

Bởi vì, khi lỡ ăn phải loại bột này bạn sẽ có tình trạng khô, rát họng và bị oxy hóa dạ dày. Do vậy, tốt nhất, không nên tò mò và nếm thử loại bột này nhé! Trong trường hợp, bột có rơi vào thực phẩm, bạn nên cố gắng làm sạch lại chúng. Điều này sẽ giúp gia đình tránh khỏi những cảm giác khó chịu tồn tại trong cổ họng và dạ dày.

Thêm vào đó, nếu như không may bị hít phải loại bột này bạn sẽ cảm thấy khó thở. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến viện để được kiểm tra kịp thời. Bản chất của loại bột này là ngăn chặn khí oxy, vì thế nếu không được xử lý nhanh sẽ nguy hiểm đến sinh mạng.

Ngoài ra, bạn cần chú ý rằng, loại bột này là một hợp chất hóa học có khả năng gây dị ứng với người sở hữu cơ địa nhạy cảm. Vì thế, sau khi kết thúc quá trình dập đám cháy hãy vệ sinh sạch sẽ để tránh bột dính lại trên cơ thể nhé!

Đôi nét về Bình bột chữa cháy

Bên cạnh thắc mắc bột chữa cháy là chất gì thì nhiều người dùng cũng đặt vấn đề về bình bột chữa cháy. Cụ thể về thiết bị này như sau:

Bình bột chữa cháy là gì?

Bình bột chữa cháy vốn là một loại bình được cấu thành từ chất thép chịu lực cao. Các bộ phận có trong loại bình này bao gồm van, đồng hồ đo áp suất và cả vòi phun. Chất chữa cháy được tích hợp trong bình thuộc phân loại chuyên dụng. Khí đẩy của loại bột trong bình thường là khí nito.

PCCC Toàn Tiến Phát
Hình ảnh về bình phòng cháy chữa cháy

Bình bột chữa cháy có tác dụng tốt trong việc dập tắt các đám cháy chất rắn – lỏng và khí dễ cháy.

Cấu tạo của bình bột chữa cháy 

Bình bột chữa cháy thông thường sẽ được cấu thành từ 2 bộ phận chính là khí đẩy và bột chữa cháy.

  • Khí đẩy: Thông thường là khí nito không dễ bị bắt cháy và không có tác dụng dẫn điện. Ngoài nito thì người ta còn tận dụng loại khí khác là CO2.
  • Bột chữa cháy: Là một loại hóa chất không mùi, không dẫn điện và có ký hiệu riêng biệt. Bên trong loại bột chữa cháy có chứa nhiều thành phần có tác dụng hỗ trợ dập tắt đám cháy nhanh chóng.
PCCC Toàn Tiến Phát
Bình được cấu thành từ 2 bộ phận chính

Cách sử dụng bình bột chữa cháy

Ngoài kiến thức về bột chữa cháy là chất gì, bạn cũng nên biết về cách sử dụng của bình bột phòng – chữa cháy nhé! Bởi vì, đây là cách duy nhất giúp bạn khai phá triệt để tác dụng của chúng và bảo vệ an toàn sinh mệnh. Cụ thể về cách sử dụng từng phân loại bình như sau:

Đối với dạng bình xách tay

Khi có đám cháy xảy ra, bạn hãy nhanh chóng chạy đến lấy bình. Sau đó:

  • Xóc bình 3 – 5 lần để chất bột trong bình được tơi ra.
  • Giật vùng chốt hãm kẹp chì và lựa chọn đầu có gió và vùng phun bột.
  • Khoảng cách giữ bình với đám cháy là 1,5m.
  • Bóp mạnh van bình để bột chữa cháy được phun ra ngoài.
  • Khi bột hết và yếu dần đi thì bạn cần tiết lại gần, đưa loa phun để đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
PCCC Toàn Tiến Phát
Cách sử dụng bình

Kiến thức hữu ích: Bình chữa cháy có hạn sử dụng không?

Đối với dạng bình xe đẩy

Các thao tác bạn cần làm sẽ là:

  • Đẩy nhanh bình bột chữa cháy đến chỗ có đám cháy và kéo vòi rulo.
  • Sau đó, hướng lăng phun bột vào đám cháy.
  • Giật phần chốt an toàn, điều chỉnh lại hướng mở của van chính ở miệng bình.
  • Cầm chặt lăng và phun trực tiếp vào vùng hỏa hoạn để dập tắt lửa.

Chú ý rằng: Khi mở van bột khô ở trong bình sẽ được đưa ra ngoài theo lực đẩy của khí nén. Khi phun cần phải đứng ở đầu hướng gió và giữ bình ở tư thế thẳng đứng để tránh tác dụng ngược.

PCCC Toàn Tiến Phát
Bạn nên chú ý về khoảng cách dập lửa khi dùng bình nhé!

Những lưu ý khi dùng bình bột chữa cháy

Không phủ nhận rằng, cách sử dụng bình bột chữa cháy rất đơn giản, dễ làm. Thế nhưng, trên thực tế, để nhận được giá trị cao nhất và tránh các tác dụng ngược, bạn nên:

  • Để bình bột chữa cháy ở những vị trí thuận tiện, dễ lấy. Có như vậy, công tác cứu cháy mới không bị gián đoạn nhé!
  • Bình nên đặt ở vị trí khô ráo và không có ánh nắng chiếu rọi trực tiếp. Mức bức xạ nhiệt cũng nên thỏa mãn ở vùng nhiệt phải chăng nhất.
  • Khi di chuyển bình cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng.
  • Bình sẽ hết hạn theo quy định sản xuất, vì thế, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng.
  • Luôn luôn chủ động kiểm tra phần khí được đẩy thông qua áp kế hoặc dụng cụ cân. Sau đó, tiến hành so sánh chúng với khối lượng ban đầu để biết được chất lượng của bình nhé!
  • Vấn đề bảo dưỡng cũng như thay thế các chất lỏng trong bình vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng khí bị rò ra ngoài một cách hiệu quả.

Như vậy, bạn đã nắm được kiến thức bột chữa cháy là chất gì rồi đúng không? Nếu cần sự trợ giúp, hãy để Công ty PCCC ở Đà Nẵng – Toàn Tiến Phát hỗ trợ bạn nhé!

Bột chữa cháy là chất gì? Có tác dụng gì?
3 (1) Đánh giá