Tin tức sự kiện
Phòng cháy chữa cháy là gì? Các biện pháp phòng cháy chữa cháy thông thường
Phòng cháy chữa cháy được nhắc truyền thông nhắc đến thường ngày. Thế nhưng, kiến thức phòng cháy chữa cháy là gì cùng với các biện pháp phòng chống thế nào nhiều người vẫn chưa thực sự nắm bắt được. Nếu bạn cũng đang rối ren trong việc tìm hiểu kiến thức này, hãy đọc ngay nội dung bài để biết chi tiết nhé!
Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy được định nghĩa là một tập hợp các giải pháp được sử dụng để loại trừ và hạn chế tối thiểu các tình huống cháy nổ, hỏa hoạn. Đồng thời, các giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ nhanh chóng dập tắt đám cháy đang diễn ra và xử lý mọi thiệt hại về người và của.
Cụm từ phòng cháy chữa cháy có thể phân tách thành 2 vế phòng và chữa để hiểu. Trong đó, phòng cháy là các hành động được triển khai một cách chủ động để ngăn chặn không để phát sinh hiểm họa cháy nổ. Chữa cháy là hành động xử lý đám cháy khi nó đã diễn ra và ngăn cản mọi sự thiệt hại xấu về người và của.
Xem thêm: Phòng chữa cháy tiếng Anh là gì?
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy
Khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì bạn đã nắm được đúng không? Ở khía cạnh phòng và chữa, chúng ta sẽ có những biện pháp khác nhau, cụ thể là:
Biện pháp phòng cháy
Các biện pháp phòng cháy đặc biệt được khuyến khích áp dụng là:
- Tạo ra môi trường không dễ bị cháy nổ bằng cách thay thế các khâu sản xuất từ có nguy cơ cháy nổ thành không dễ bị cháy.
- Hạn chế mọi nguồn nhiệt có thể gây cháy trong hoạt động kinh doanh cũng như sinh hoạt.
- Thu hẹp diện tích sản xuất cũng như bảo quản chất cháy với các loại máy móc, thiết bị ở mức tối đa.
- Chủ động lắp đặt thiết bị chống cháy.
- Xây dựng tường có khả năng ngăn cháy.
- Sử dụng hệ thống báo và chữa cháy tự động.
Biện pháp chữa cháy
Đối với biện pháp chữa cháy, các chuyên gia khuyến khích người dân nên thực hiện 3 phương án hiệu quả dưới đây:
- Cách ly oxy với chất cháy
Bạn có thể dùng thiết bị chữa cháy để phủ lên bề mặt cháy. Điều này sẽ ngăn chạy oxy với vật cháy hiệu quả nhất. Đồng thời cũng có tác dụng di chuyển vật cháy ra khỏi phạm vi vùng cháy.
Một số thiết bị có hiệu quả điển hình trong cách ly oxy với chất cháy là đất cát, chăn nệm, bao tải…
- Làm loãng oxy
Hãy dùng đến một số chất như CO2, Nitơ để làm loãng nồng độ oxy cùng với chất cháy. Như vậy sự cháy sẽ được ngăn cản triệt để.
- Thu nhiệt
Biện pháp phòng cháy chữa cháy này sẽ giúp bạn giảm đi lượng nhiệt ở đám cháy nhỏ. Sau đó, từ từ dập tắt đám cháy và hạn chế tối đa khả năng bị thiệt hại về người – của.
4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy
Trong công tác phòng và chữa cháy, phương châm 4 chỗ được hiểu một cách đơn giản là:
Tận dụng tất cả các nguồn nhân lực và nhiên liệu tại chỗ để ứng biến một cách nhanh chóng với đám cháy. Cụ thể:
- Vận động toàn bộ lực lượng dân phòng tại đám cháy để hỗ trợ người dân.
- Người dân tại đám cháy cùng nhau hỗ trợ dập tắt lửa, cứu trợ người bị nạn.
- Tận dụng mọi phương tiện có tại chỗ như nguồn nước, xe tải hay các vật tư để ứng cứu.
- Sử dụng mọi vật tư, hậu cần có sẵn để làm tốt công tác chữa cháy và cứu hộ.
Trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy được xem là trách nhiệm của toàn dân, những người đang sinh sống trong xã hội.
Cá nhân
Dựa theo điều luật PCCC các cá nhân có trách nhiệm:
- Chấp hành toàn bộ các quy định cũng như yêu cầu cơ quan PCCC.
- Luôn cập nhật các kiến thức liên quan đến phòng chữa cháy.
- Chủ động đảm bảo an toàn về nguồn nhiệt – lửa.
- Ngăn cản mọi nguy cơ phát sinh cháy nổ trong quá trình sinh sống.
- Nhận tư vấn PCCC Đà Nẵng hoặc các cơ quan khác để linh hoạt hơn trong vấn đề phòng – chữa cháy.
Cơ quan, tổ chức
Những người đứng đầu cơ quan và tổ chức cần phải nắm bắt và thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến truyền bá kiến thức PCCC.
Đồng thời với đó, cơ quan, tổ chức cần phải:
- Xây dựng phong trào chống – chữa cháy trong cơ quan.
- Thực hiện đúng mọi nội quy, biện pháp chữa cháy.
- Luôn chủ động kiểm tra và giám sát việc nhân viên, cấp dưới chấp hành quy định về pCCC.
- Đảm bảo rằng kinh phí cho hoạt động chống cháy luôn đầy đủ.
- Chuẩn bị sẵn các điều kiện để phục vụ cho công tác chữa cháy có hiệu quả nhất.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên phòng ban về phương án phòng – chữa cháy.
Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy
Công tác phòng – chữa cháy đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với đời sống và tính mạng con người. Cụ thể:
- Linh động nắm bắt tình huống khi có hỏa hoạn
Việc nắm bắt được kiến thức trước đó sẽ hỗ trợ bạn biết cách để giảm tải mọi nguy hiểm về sinh mạng và thiệt hại của cải. Trong tình hình đám cháy đang diễn ra mạnh mẽ, bạn có thể bình tĩnh xử lý và đảm bảo tối đa sự an toàn cho mọi người.
- Gắn kết con người – cộng đồng với nhau
Qua công tác tập huấn phòng chữa cháy, con người trong tập thể sẽ thêm tình gắn kết. Họ không chỉ có nhiều kiến thức hay mà còn trở nên sôi động, gần gũi với nhau hơn. Từ đó, tình đoàn kết cộng đồng một lần nữa tăng lên.
- Hạn chế tối đa thiệt hại sinh mạng và tài sản
Ý nghĩa của phòng chữa cháy tiếp theo là ngăn chặn mọi tác hại của đám cháy. Mọi người có thể hiểu rõ được những lý do dẫn đến cháy nổ cũng như cách để dập tắt lửa nhanh nhất. Thông qua các kiến thức trong công tác phòng chữa cháy, bạn có thể tránh được trường hợp xấu nhất.
Đặc biệt, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về người cũng như tài sản xã hội, cá nhân. Bên cạnh đó, làm tốt công tác chữa cháy còn giúp ngăn chặn các âm mưu độc hại của kẻ xấu.
Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Đối với thủ tục xin giấy phép này, trong các buổi tư vấn thi công PCCC ở Đà Nẵng luôn nêu rõ. Cụ thể, để xin giấy phép, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Đơn đề nghị giấy chứng nhận PCCC – dựa theo mẫu được ban hành bởi pháp luật Việt.
- Bản sao về giấy chứng thực quyền PCCC cùng với các văn bản nghiệm thi cơ sở vật chất, hạ tầng.
- Bản kê khai các phương tiện phục vụ cho công tác chữa cháy.
Các thủ tục cần thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép lên Cục cảnh sát PCCC
Bước 2: Cảnh sát sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ từ cá nhân gửi lên. Nếu hợp lệ sẽ biên nhận, trường hợp không đủ điều kiện sẽ yêu cầu bạn bổ sung.
Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt dựa theo quy định của PCCC trước đó.
Bước 4: Nhận về giấy xin phép khi đủ tiêu chuẩn. Thời gian nhận thường rơi vào khoảng từ 5 – 15 ngày bạn nhé!
Như vậy, bạn đã nắm được khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì đúng không? Nếu muốn tìm hiểu thêm về thiết kế PCCC Đà Nẵng cho các không gian nhà ở khác nhau, vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!