Tin tức sự kiện
Những điều cần biết khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các công trình cần đảm bảo tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, vị trí lắp đặt, kỹ thuật thiết kế sao cho phù hợp với quy định phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam. Hãy cùng Công ty PCCC Đà Nẵng tìm hiểu kỹ hơn những yêu cầu qua bài viết sau.
Xác định được yêu cầu thiết kế
Trong quá trình thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cần xác định một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo an toàn tính mạng con người đang sống và làm việc tại công trình.
- Đảm bảo giảm thiểu thiệt hại tài sản ở mức tối đa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
- Đảm bảo hệ thống luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh.
Bởi vì một tòa nhà văn phòng sẽ có các yêu cầu thiết kế khác với nhà kho hay khu vực lưu trữ. Vì vậy việc thiết kế phải đảm bảo phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà đó. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn có những yêu cầu căn bản chung như:
- Thiết kế hệ thống cảnh bảo có cháy thông qua nhiệt, khói.
- Thiết kế hệ thống báo động và cảnh báo cháy ở khu vực chung hoặc độc lập.
- Thiết kế hệ thống chữa cháy đối với từng môi trường cụ thể.
Các thiết bị PCCC
Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy cần đảm bảo về số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của công trình như: chung cư, nhà ở, nhà xưởng, công ty, bệnh viện, trường học…
Các thiết bị trong hệ thống phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Nó bao gồm trung tâm báo cháy, hệ thống dây tín hiệu, đầu báo cháy các loại, nút nhấn khẩn cấp, còi hú/báo cháy, đèn exit, loa hướng dẫn thoát nạn, module giao tiếp với các hệ thống khác, hệ thống vòi dập tắt cháy… Các thiết bị PCCC cần được thiết kế và sử dụng sao cho dễ sử dụng và đơn giản, để đảm bảo rằng người sử dụng có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống đường ống nước
Khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, cần chú ý một điều sau về hệ thống đường ống nước:
- Đường ống nước phải được thiết kế và lắp đặt theo các quy định của tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy hoặc theo quy định địa phương. Điều này đảm bảo rằng hệ thống đường ống nước đáp ứng được yêu cầu về áp suất, lưu lượng để đảm bảo hiệu quả trong việc chữa cháy.
- Hệ thống đường ống nước phải sử dụng các vật liệu và linh kiện chất lượng cao, đảm bảo độ bền và độ ổn định trong suốt quá trình hoạt động. Các đường ống nước phải được bố trí sao cho dễ dàng tiếp cận và bảo trì.
- Ngoài ra, cần chú ý đến việc bảo vệ đường ống nước khỏi các vật thể và các tác động bên ngoài, để đảm bảo an toàn cho hệ thống và giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc. Hệ thống cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động tốt và sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống đèn tín hiệu, báo cháy và cảm biến nhiệt
Đèn tín hiệu, báo cháy và cảm biến nhiệt là những thành phần cơ bản khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, phát hiện sớm các sự cố cháy.
Hệ thống đèn tín hiệu
Hệ thống đèn tín hiệu bao gồm đèn báo cháy, đèn thoát hiểm, đèn phát sáng khẩn cấp. Đèn tín hiệu cần đặt ở các vị trí rõ ràng, dễ nhìn thấy để đảm bảo rằng tất cả mọi người trong khu vực đều nhận được thông tin và có thể sử dụng đúng cách.
Hệ thống đèn tín hiệu cũng phải đáp ứng các yêu cầu về mức độ sáng, âm lượng và thời gian phát tín hiệu. Đèn tín hiệu cũng phải lắp đặt đúng vị trí và phân bố ở khu vực hợp lý trong khu vực để đảm bảo tất cả khu vực được phủ sóng đủ ánh sáng tín hiệu.
Hệ thống âm thanh báo cháy
Hệ thống báo động là thành phần phải có trong bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy nào. Chuông báo phải phát ra âm thanh to, rõ khi đám cháy xảy ra. Hiện nay, các hệ thống báo cháy hiện đại còn có khả năng cung cấp thông tin cho sở cứu hỏa địa phương và những người có liên quan trong trường hợp hỏa hoạn.
Nhiều hệ thống hiện đại hiện nay bao gồm loa báo động thay cho báo động kiểu chuông truyền thống. Những loa này cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp ngoài hỏa hoạn để hướng dẫn và thông báo cho những người dân về tình huống.
Xem thêm: Các tiêu chí của một bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
Hệ thống cảm biến nhiệt
Hệ thống cảm biến nhiệt thường là thiết bị báo cháy hoạt động dựa trên nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị tăng và đạt mức quy định, tương ứng với ngưỡng quy định cho đầu báo nhiệt, thiết bị sẽ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy.
Lợi ích của hệ thống này trong nhiều trường hợp là khả năng dập tắt các đám cháy nhỏ, sớm bằng bình chữa cháy. Ngoài lắp đặt tại các tòa nhà, thiết bị này còn được các hộ gia đình lắp đặt tại khu vực kho, phòng ngủ, nơi dễ bắt lửa… Thiết bị khá rẻ, dễ cài đặt và hoàn toàn tự động. Hiện thiết bị còn được tích hợp tính năng báo cháy qua điện thoại thông minh được cài đặt sẵn phần mềm.
Thiết kế hệ thống thoát hiểm
Cần thiết kế hệ thống thoát hiểm, hành lang, cầu thang dành riêng cho thoát hiểm. Hệ thống thoát hiểm đảm bảo sao cho đủ rộng, thoải mái và an toàn cho mọi người trong trường hợp xảy ra sự cố. Hệ thống này bao gồm: hành lang, cầu thang, các cửa ra vào, các lối thoát…
Bên cạnh đó, cần trang bị các thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn đường đi với thiết bị thông gió nhằm tránh ngộp thở vì khói. Hệ thống này cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt trong trường hợp khẩn cấp.
Xem thêm: Thuyết minh thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Đảm bảo đúng với quy định pháp luật
Các quy định pháp luật liên quan tới phòng cháy chữa cháy được quy định và ban hành bởi các cơ quan chức năng trong lĩnh vực an toàn phòng cháy chữa cháy. Do đó, khi thiết kế hệ thống cần phải tuân thủ các quy định này.
Hệ thống cần được thiết kế sao cho đảm bảo tính toàn vẹn trong trường hợp xảy ra sự cố cháy, bao gồm cả tính toàn vẹn về vật liệu và tính toàn vẹn về chức năng. Việc thực hiện đúng theo quy định sẽ đảm bảo rằng mọi người được cảnh báo sớm về nguy cơ cháy nổ.
Kiểm tra và bảo trì hệ thống
Mặc dù hệ thống phòng cháy chữa cháy không thể kiểm tra vận hành thực tế bởi một số bước cần phải hoàn thành trước khi hệ thống tiến hành hoạt động. Tuy nhiên, đối với các hệ thống dựa trên nước, cần thử nghiệm xả nước và thủy tĩnh, kiểm tra tất cả các van kích hoạt, kiểm tra toàn bộ các báo động liên quan.
Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí, có thể thử nghiệm vận hành hoàn chỉnh và giải phóng tác nhân cho hệ thống chữa cháy bằng carbon dioxide, chất làm sạch. Với các hệ thống khí khác, kiểm tra quạt cửa để đánh giá về “độ kín” của không gian được bảo vệ.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty PCCC Đà Nẵng về những lưu ý khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cháy nổ xảy ra đột ngột nên hệ thống phải đạt chất lượng, phù hợp với tình trạng của cả tòa nhà, và điều quan trọng là chú ý đến yếu tố hoạt động ngay lập tức của nó.