Sơ cứu đúng cách và an toàn cho nạn nhân khi bị điện giật

Ngày 09/10/2017

Điện giật là tình huống bất ngờ có thể gây lúng túng và làm bạn không xử lí kịp thời. Những lúc như vậy, cách sơ cứu khi bị điện giật là vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Trong cuộc sống có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra có thể ảnh hưởng xấu thậm chí gây nguy hiểm cho bạn hoặc những người xung quanh. Điện giật là một trong những sự cố như vậy. Sự cố này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là 2 nguyên nhân chính: hệ thống điện không đảm bảo an toàn hoặc người dùng không tuân thủ quy tắc bảo hộ khi sử dụng nguồn điện. Bị điện giật có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu không tiến hành sơ cứu kịp thời, những cách sơ cứu khi bị điện giật sau đây sẽ giúp bạn có thể làm chủ tình hình.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị điện giật
Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật và một số nguyên tắc bạn cần phải biết

Ngắt nguồn điện

Điện từ mạnh tác động xấu tới cơ thể con người, trong một số trường hợp còn có thể gây ra tình trạng ngừng tuần hoàn và hô hấp. Do vậy, khi gặp người bị điện giật, trước hết phải ngắt nguồn điện và tách người bị nạn ra khỏi dòng điện. Khi bị điện giật, dòng điện có thể trở thành điện lưu trong cơ thể và lây truyền xung quanh nên khi tách nạn nhân ra khỏi dòng điện phải dùng những vật liệu khô, không dẫm điện. Tốt nhất nên sử dụng một thanh tre, gỗ khô, đeo bao tay cao su hoặc quấn ni-lông khô quanh tay, đi dép nhựa hoặc cao su, đứng trê một tấm ván khô để tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.

Sơ cứu nạn nhân

Sau khi tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, làm tim và phổi nạn nhân hoạt động trước khi tiến hành những bước sơ cứu người bị điện giật.

Trong trường hợp người bị nạn vẫn tỉnh, phải kiểm tra cơ thể và mức độ tổn thương ở các vị trí của nạn nhân và xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương, nhất là các vị trí như đốt sống cổ do nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến liệt. Liên tục kiểm tra và quan sát nhịp tim và hô hấp của nạn nhân vì nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim do điện giật. Sau đó kiêm tra các bộ phận còn lại và động viên, trấn an nạn nhân để nạn nhân yên tâm.

Trường hợp người bị nạn ngất, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có chuyển động không, kiểm tra mạch hai bên cổ nạn nhân để xác định nạn nhân còn thở hay không. Nếu nạn nhân đã ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ cho đến khi nạn nhân tự thở được mới dừng lại.

Để xử lí khi bị điện giật, tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước:

– Đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân bên dưới mặt cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân chảy ra giúp nạn nhân dễ hô hấp.
– Nới rộng trang phục của nạn nhân, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau để đảm bảo hô hấp được thông thoáng.

– Một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại kéo hàm nạn nhân xuống dưới, ngậm chặt miệng nạn nhân để thổi hơi. Nếu nạn nhân là người lớn, thổi 2 hơi liên tục, với nạn nhân dưới 8 tuổi thì thổi 1 hơi, đợi lồng ngực nạn nhân xẹp xuống rồi thổi tiếp.

Trung bình, mỗi phút người sơ cứu phải thổi ngạt cho nạn nhân 20 lần với người lớn và 20 – 30 lần cho trẻ em dưới 8 tuổi. Liên tục thổi ngạt đến khi nào nạn nhân có thể tự mình hô hấp thì dừng lại.

Lưu ý: nếu nạn nhân bị thương ở miệng có thể thổi ngạt qua mũi nạn nhân.

ho-hap-nhan-tao-va-ep-tim-ngoai-long-nguc

Thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực như sau:

– Ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên và lồng vào nhau. Đặt tay lên trên tim nạn nhân, tức là vị trí núm vú hoặc khoang liên sườn 4- 5 trên ngực trái bện nhân. Ấn tay từ từ khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra.

– Trung bình, mỗi phút phải ép tim hơn 100 lần. Cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt một lần đến khi tim nạn nhân tự đập trở lại.

Sau khi sơ cứu phải nhanh chóng di chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và kiểm tra kịp thời.

Phòng tránh bị điện giật

Để tránh ngững tai nạn điện giật xảy ra, người sử dụng nguồn điện cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn:

– Thiết kế ổ điện nơi an toàn, tránh nước, thường xuyên kiểm tra ổ điện.

– Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm cách điện, tuyệt đối không dùng tay không.

– Che chắn ổ điện và đường dây bằng các thiết bị cách điện.

– Nhanh chóng thay thế các thiết bị điện đã hỏng.

Điện giật là sự cố không ai mong muốn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, hãy đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng nguồn điện. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng điện như thế nào cho an toàn thì bạn nên tham khảo bài viết sau đây: https://pccctoantienphat.vn/cach-su-dung-dien-an-toan-nhat/

Theo Tinmeovat

Đánh giá bài viết!