PCCC Đà Nẵng: Hướng dẫn sử dụng chăn và cát để chữa cháy

Ngày 27/06/2017

Theo cảnh sát PCCC Đà Nẵng: Từ đầu năm đến nay thì trên địa bàn thành phố đã xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ nghiêm trọng, không những gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề cần phải có biện pháp phòng chống và thoát hiểm hiệu quả để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Chăn chữa cháy

– Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.

PCCC Đà Nẵng: Hướng dẫn sử dụng chăn và cát để chữa cháy
Chăn chữa cháy – thiết bị chữa cháy không thể thiếu

– Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy, để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy, là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

– Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

Cát, (thùng đựng cát + xẻng xúc cát)

– Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 độ C đến 1.725 độ C, nhiệt độ sôi là 2.590 độ C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy. Mặt khác, cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.

PCCC Đà Nẵng: Hướng dẫn sử dụng chăn và cát để chữa cháy

– Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất… người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.

– Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy

Theo Thongtinantoan.com

Đánh giá bài viết!