Mách nước các thiết bị PCCC Đà Nẵng cần có trong gia đình

Ngày 04/04/2017

Những vụ cháy nổ diễn ra gần đây khiến không ít người lo lắng bởi “bà hỏa” có thể ghé đến bất cứ lúc nào. Để bình tĩnh khi cháy nổ xảy ra, ngoài kỹ năng thoát hiểm, bạn nên chuẩn bị sẵn những thiết bị PCCC Đà Nẵng này trong gia đình.

Thiết bị PCCC Đà Nẵng

Có những sự cố bất ngờ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được và khi mọi thứ đã diễn ra, gây ra hậu quả nặng nề thì lúc ấy rút kinh nghiệm cũng chẳng kịp nữa. Do vậy, chủ nhà cần chú ý từ những yếu tố nhỏ nhất trong quá trình xây dựng, tuân thủ theo các quy định để đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân.

Đối với nhà ở cao tầng, cần đảm bảo có hệ thống báo cháy, báo khói để cảnh báo kịp thời khi sự cố cháy, nổ xảy ra. Bên cạnh đó, cần trang bị những thiết bị PCCC cơ bản nhất như bình cứu hỏa, nút ấn báo cháy, thang dây thoát hiểm, búa thoát hiểm, chăn chống cháy dập lửa, đèn sạc chiếu sáng khẩn cấp,…

1. Bình chữa cháy bằng khí CO2

Bình khí CO2 chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau).

Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cabon và 2 nguyên tử oxy tạo thành gọi là oxytcacbon. CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện, nặng hơn không khí 15 lần.

Bình chữa cháy bằng khí CO2

Cấu tạo bình CO2: Có 3 bộ phận chính.

  • Vỏ bình CO2: Làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm
  • Hệ thống van nạp khí xả (cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.
  • Vòi loa phun: Làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện.

Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy; Rút chốt an toàn hoặc bỏ kẹp chì; Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt. Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt.

Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

2. Đèn báo cháy

Đèn báo cháy chủ yếu được dùng cho các công ty lớn, tòa nhà cao tầng, các chung cư, tuy nhiên, đối với nhà ở xây nhiều tầng, nhiều phòng cũng cần cân nhắc dùng tới thiết bị này.

Đèn báo cháy

Tránh trường hợp khi gia đình có đông người, không thể cảnh báo hết được tất cả khi có sự cố xảy ra.

3. Đầu báo khói

Đầu báo khói ion là thiết bị có vai trò quan trọng hàng đầu giúp cảnh báo mọi người khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Các gia đình không nên bỏ qua vai trò của loại đèn này, coi nhẹ công việc PCCC.

Đầu báo khói

4. Thang dây hoặc dây thoát hiểm

Trong trường hợp có hỏa hoạn mà không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính hay cửa thoát hiểm, cửa sổ và ban công là nơi giúp bạn thoát ra khỏi đám cháy.

Để không mất nhiều thời gian cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng, một chiếc thang dây là vật dụng bạn nên nghĩ đến.

Thang dây hoặc dây thoát hiểm

Có 2 loại là thang dây và thang thoát hiểm bạn có thể tham khảo tùy vào độ cao của căn hộ mình sinh sống.

Khi đã có sẵn phương tiện thoát hiểm, bạn nên chuẩn bị thêm về kỹ năng như xác định nơi có thể gắn thang hay dây thoát hiểm cũng như chuẩn bị tâm lý cho mọi thành viên gia đình: bình tĩnh, thận trọng trong quá trình vận dụng chúng.

5. Búa thoát hiểm

Trong trường hợp nhà cao tầng, có cửa kính vững chãi thì búa thoát hiểm sẽ giúp mọi người thoát ra dễ dàng hơn.

Ngoài một số thiết bị PCCC như trên cần trang bị cho mỗi gia đình thì nhà ở cao tầng hay nhà ống cao tầng, cửa hàng,… cũng cần chú ý tới các hệ thống bảo vệ như: Hệ thống báo cháy, báo trộm, hệ thống chữa cháy, hệ thống thu lôi chống sét, hệ thống camera quan sát,… để trang bị cho ngôi nhà.

Búa thoát hiểm

6. Mặt nạ phòng độc

Nhiều trường hợp tử vong trong đám cháy không phải do lửa mà là do thiếu khí hay hít phải các loại khí độc. Do đó, việc chuẩn bị những loại mặt nạ này giúp bạn tránh khỏi những trường hợp đáng tiếc.

Được làm bằng vật vật liệu chống cháy có phần trong suốt trước mặt, những chiếc mặt nạ này vẫn giúp bạn có thể quan sát và thường có màu nổi bật để lính cứu hỏa nhận biết khi thấy người cần cứu.

Mặt nạ phòng độc

Dùng chiếc mặt nạ này sẽ giúp mỗi người thở được tối thiểu 30 phút. Với thời gian có hạn, khi sử dụng, người dùng cần nhanh chóng thoát khỏi đám cháy và nhờ sự giúp đỡ của đơn vị chữa cháy.

7. Chăn chống cháy

Được làm từ sợi thủy tinh, không sử dụng amiang độc hại, loại chăn này có khả năng cách nhiệt, chống cháy, chống axit và kiềm. Đặc biệt, nó có thể chịu được nhiệt độ tới 700oC mà không bị chảy, không cháy, không co. Đây là sản phẩm được nhiều người khuyên dùng khi xảy ra cháy nổ.

Chăn chống cháy

Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ cần quấn chăn vào người và nhanh chóng theo cầu thang thoát hiểm để ra khỏi vùng hỏa hoạn trong các tòa nhà, văn phòng, nhà kho,…

Ngoài các vật dụng trên, thị trường còn có bình oxy, bình dưỡng khí nhưng do chứa oxy là chất dễ gây cháy nổ nên các chuyên gia PCCC Đà Nẵng cho rằng không nên tùy tiện sử dụng chúng.

 

Mách nước các thiết bị PCCC Đà Nẵng cần có trong gia đình
5 (2) Đánh giá