Công tác PCCC tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Đà Nẵng

Ngày 20/07/2017

Công tác PCCC Đà Nẵng là một trong những yêu cầu quan trọng, đối với nhà trường ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở giáo dục chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về PCCC. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 366 cơ sở giáo dục (Mầm non: 180 cơ sở; Tiểu học: 99 cơ sở; Trung học cơ sở: 57 cơ sở, trung học phổ thông: 24 cơ sở, Trung tâm giáo dục thường xuyên: 03 cơ sở, Đại học ngoài công lập: 03 cơ sở) được phân bố trên các địa bàn quận, huyện của thành phố.

Công tác PCCC tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Đà Nẵng
Kiểm tra công tác PCCC tại các trường học

Thực hiện quy chế phối hợp giữa Cảnh sát PC&CC thành phố và Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng, thời gian qua, hai ngành đã ban hành nhiều kế hoạch và tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua kiểm tra, ngoài những mặt làm được thì tại các cơ sở giáo dục còn tiềm ẩn nhiều thiếu sót, bất cập trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) sau:
1. Chưa thực hiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 của Bộ Công an và Bộ Tài chính.

2. Tại một số trường thuộc Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ, khi cải tạo, xây dựng mới chưa thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu PC&CC theo quy định.

3. Do kinh phí hoạt động phụ thuộc từ nguồn kinh phí từ UBND các Quận, huyện và thành phố nên việc đầu tư trang thiết bị phương tiện PCCC tại các trường còn hạn chế, nhất là trang bị các loại phương tiện PCCC có mức đầu tư kinh phí cao (hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường…) tại các trường thuộc diện phải trang bị theo quy định tại TCVN 3890:2009.

4. Công tác bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC tại một số trường đã được trang bị không đảm bảo, tại thời điểm kiểm tra hệ thống PCCC đã được trang bị không hoạt động.

5. Đội PC&CC cơ sở nhiều trường chưa được huấn luyện nghiệp vụ PC&CC hoặc đã huấn luyện và đã được cấp giấy chứng nhận tuy nhiên hiện tại đã hết hạn.

6. Một số trường đã lập phương án chữa cháy theo mẫu PC11 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, nhưng chưa được cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

7. Về chế độ thực tập phương án của cơ sở: Hầu hết các cơ sở chưa tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại chỗ theo các tình huống cháy giả định trong phương án chữa cháy đã được cơ quan chức năng phê duyệt.

8. Chưa tổ chức kiểm tra và đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét đánh thẳng bảo vệ công trình theo quy định tại TCVN 9888:2013.

Qua những tồn tại, thiếu sót tại các trường, thiết nghĩ để bảo đảm an toàn PCCC, chủ động phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra ở các cơ sở giáo dục, thời gian tới bên cạnh việc lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, kiên quyết xử lý những vi phạm thì giải pháp có tính quyết định là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các trường học đối với công tác PCCC. Bên cạnh đó, UBND quận, huyện cần quan tâm đầu tư kinh phí cho các trường để nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy, khi phê duyệt kế hoạch sử dụng ngân sách hằng năm cho các trường phải có hạng mục đầu tư kinh phí hoạt động và mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Đồng thời, các trường khẩn trường xây dựng kế hoạch đề nghị cơ quan các cấp đầu tư kinh phí để thực hiện các kiến nghị tồn tại thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản. Người đứng đầu mỗi trường cần nhận thức và thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về PCCC. Làm tốt công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, qua đó phát hiện các sơ hở, thiếu sót để kịp thời khắc phục. Tăng cường phối hợp với các Phòng cảnh sát PCCC khu vực để tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở cũng như đội ngũ giáo viên và học sinh tại trường.

Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc PCCC ý nghĩa như thế nào phải không? Không chỉ riêng ở trường học mới có nguy cơ xảy ra cháy nổ mà ngay tại gia đình bạn đang sinh sống cũng tìm ẩn nguy cơ này rất lớn. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức và kiến thức nhất định về việc hạn chế cháy nổ có thể xảy ra. Vì vậy, việc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng quan trọng không kém. Vậy các thiết bị cần thiết đó là gì? hãy tìm  hiểu ngay tại đây nhé: https://pccctoantienphat.vn/5-thiet-bi-pccc-da-nang-nhat-thiet-phai-co-trong-nha/

Đình Hải – Đội hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC
(Phòng HD, CĐ về phòng cháy)

Công tác PCCC tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Đà Nẵng
5 (1) Đánh giá