Biện pháp xử lý khi bị bỏng

Ngày 15/02/2017

Cháy, nổ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ điều kiện, hoàn cảnh, không gian nào, ngay cả khi chúng ta đã PCCC Đà Nẵng một cách tốt nhất! Trong các vụ cháy, con người rất dễ bị bỏng khi gặp các điều kiện bị nhiệt tác động như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất,…

Vết thương do bị bỏng có thể dẫn đến chết người hoặc để lại những di chứng nặng nề như: mất đi chức năng vận động, biến dạng cơ thể,… Tình trạng cơ thể người phụ thuộc vào 3 yếu tố: Độ sâu của vết bỏng (Bỏng bề mặt, bỏng một phần da – Bỏng độ II, bỏng độ III), diện tích của vết bỏng, vị trí của vết bỏng trên cơ thể. Hiểu được sự nguy hiểm, hậu quả khi bị bỏng, mỗi người chúng ta cần phải trang bị cho bản thân mình những kiến thức căn bản nhất để xử lý chính xác khi gặp các trường hợp do bị bỏng gây ra.

– Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng: Đây là việc làm đầu tiên để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm:

+ Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, có thể dùng áo, chăn vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (Không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).

+ Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước lạnh để dội vào vùng bị bỏng.

+ Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần bị bỏng trong nước đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát.

+ Tháo bỏ toàn bộ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn, đồng hồ trước khi vết bỏng phù nề.

+ Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc, vải sạch.

PCCC Toàn Tiến Phát

Với vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng

hoặc ngâm phần bị bỏng trong nước

Chú ý: Không được:

+ Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào nước.

+ Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát.

+ Sờ mó vào vết bỏng.

Phòng chống sốc: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, động viên an ủi nạn nhân, cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân bị mất nước trong cơ thể khi bị tác động bởi nhiệt độ cao (Đặc biệt là trường hợp di chuyển nạn nhân đi xa).

Chú ý:

+ Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác.

+ Dung dịch cho uống: ½ thìa cà phê muối ăn hoặc 2-3 thìa cà phê đường, mật ong, nước cam, chanh ép pha vào 1lit nước. Nếu không có điều kiện để pha dung dịch trên thì có thể cho nạn nhân uống nước chè đường hoặc oreson.

+ Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. (Nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh).

+ Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

Duy trì đường hô hấp: Nạn nhân bị bỏng ở vùng mặt, cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy mà ở đó có dầu, đồ đạc, bàn ghế đang bốc cháy,… thì sẽ nhanh chóng bị phù mặt và cổ, các triệu chứng của đường hô hấp do hít phải khói, hơi nóng. Những trường hợp này cần ưu tiên chuyển tới bệnh viện ngay. Nhưng trong khi chờ đợi phải theo dõi nạn nhân và phải bảo đảm sự thông thoáng đường hô hấp.

Băng vết bỏng:

+ Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch cồn, ngay cả kem kháng sinh vào vết bỏng.

+ Không được chọc phá các túi phỏng nước.

+ Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.

+ Nếu có điều kiện thì phủ vế bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch.

Cấp cứu bỏng đơn giản, không rắc rối phức tạp nhưng đòi hỏi phải cấp cứu khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% ca bỏng nếu được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên. Chúng ta hãy trang bị những kiến thức tối thiểu để xử lý một cách thành thạo khi gặp những trường hợp bị bỏng trong cuộc sống hàng ngày xảy ra.

<Sưu tầm>

Biện pháp xử lý khi bị bỏng
3.67 (3) Đánh giá