Quy định PCCC nhà 5 tầng mới nhất năm 2024

Ngày 17/09/2024

Khi xây dựng hoặc quản lý một tòa nhà 5 tầng, việc tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho cư dân và tài sản. 

Các quy định PCCC nhà 5 tầng bao gồm nhiều yếu tố thiết yếu, từ việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy, đến việc đảm bảo cửa thoát hiểm và đường dẫn thoát hiểm luôn sẵn sàng hoạt động trong tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, việc thực hiện kế hoạch PCCC rõ ràng, bảo trì và kiểm tra định kỳ các thiết bị, cùng với việc đào tạo nhân viên và cung cấp bảng chỉ dẫn đầy đủ, đều góp phần tạo nên một môi trường an toàn và sẵn sàng ứng phó hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố. 

Trong bài viết này, đơn vị PCCC Đà Nẵng sẽ khám phá chi tiết các quy định PCCC cho nhà 5 tầng, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ tòa nhà của mình khỏi nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Nhà 5 tầng cần xin giấy phép PCCC không?

Những công trình như nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m³ trở lên, đều bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật nước ta.

Quy định PCCC nhà 5 tầng mới nhất năm 2024
Quy định PCCC nhà 5 tầng mới nhất năm 2024

Quy định PCCC nhà 5 tầng

Điểm 6.1.3 TCVN 3890:2009 có yêu cầu các loại nhà và công trình sau đều phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.

a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên;

b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên, nhà ở khác cao từ bảy tầng trở lên;

c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ năm tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000m3 trở lên;

d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ năm tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;

đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1000m3 trở lên;

e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố

g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;

h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;

i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại một (ga hàng hóa và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5000m3 trở lên;

k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hóa cháy được với khối tích từ 5000m3 trở lên;

l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;

m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hóa lỏng;

n) Kho hàng hóa, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1000m3 trở lên;

o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;

p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.”

Hồ sơ và thời gian cần để thẩm duyệt PCCC

Theo quy định tại Thông tư 66/ 2014 TT- BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  • Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy phải được nộp tại Phòng tiếp dân của Sở PCCC. Thời gian thẩm duyệt sẽ được tính từ khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận và không vượt quá 20 ngày. Các bản vẽ thuyết minh bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch sang tiếng Việt. Đối với công trình cao từ 7 tầng trở lên, sau khi hoàn tất nghiệm thu, sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC trước khi đưa vào hoạt động.

Hộ kinh doanh nếu để xảy ra cháy nổ có bị phạt không?

Nếu chủ kinh doanh nhà trọ hoặc nhà cho thuê thuộc diện cần xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng không thực hiện, sẽ bị xử phạt theo quy định. Mức phạt phụ thuộc vào mức độ vi phạm và được quy định chi tiết tại Điều 51 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC gây ra cháy, nổ và thiệt hại tài sản dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm an toàn PCCC gây ra cháy, nổ với thiệt hại tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm an toàn PCCC gây ra cháy, nổ với thiệt hại tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các trường hợp sau:
    • Vi phạm quy định an toàn PCCC gây ra cháy, nổ với thiệt hại tài sản trên 100.000.000 đồng;
    • Vi phạm quy định về PCCC gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
    • Vi phạm quy định về PCCC gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho hai người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%.
Mức phạt sẽ tùy theo mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân gây cháy,...
Mức phạt sẽ tùy theo mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân gây cháy,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan tới các quy định PCCC nhà 5 tầng mà bạn đang quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, bạn hãy liên hệ với Toàn Tiến Phát để được hỗ trợ. 

Toàn Tiến Phát là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công và thiết kế PCCC Đà Nẵng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ toàn diện từ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho đến thi công và bảo trì, đảm bảo rằng các công trình của bạn đều được trang bị hệ thống PCCC hiệu quả nhất. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, Toàn Tiến Phát cam kết mang đến giải pháp thi công PCCC ở Đà Nẵng tối ưu nhất, giúp bạn yên tâm về sự an toàn của công trình và cư dân.

Toàn Tiến Phát là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công và thiết kế PCCC Đà Nẵng
Toàn Tiến Phát là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công và thiết kế PCCC Đà Nẵng

Bài viết hữu ích: Máy lạnh chống cháy nổ: Bảo vệ tối đa, hoạt động ổn định

Đánh giá bài viết!