Tin tức sự kiện
Sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy từ A đến Z
Lắp đặt sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình thi công lắp đặt. Hệ thống này được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, nên đòi hỏi bản thân người lập dự án phải có kiến thức chuyên ngành. Nếu bạn quan tâm chủ đề này, hãy cùng PCCC Toàn Tiến Phát tham khảo chi tiết bài viết sau.
Tầm quan trọng của sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy
Mỗi hệ thống báo cháy sẽ có cấu tạo, nguyên lý và cách lắp đặt khác nhau. Do đó, việc thiết lập sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy hợp lý, an toàn là điều hết sức cần thiết. Sơ đồ đấu dây báo cháy có vai trò:
✓ Bố trí các thiết bị báo cháy sao cho phù hợp với từng mô hình công trình khác nhau.
✓ Lên kế hoạch sẵn, để sau đó đơn vị thi công PCCC tại Đà Nẵng chỉ cần triển khai chúng.
✓ Bạn sẽ có một bản vẽ tổng thể về công trình mình đang định lắp đặt để dễ dàng thực hiện và giám sát.
✓ Công trình sau khi lắp đặt sẽ có tính thẩm mỹ cao, an toàn và đảm bảo không có sự cố kỹ thuật trong quá trình triển khai hệ thống.
Các thành phần của hệ thống báo cháy
Thông thường các hệ thống báo cháy trên thị trường hiện nay đều có 3 phần chính:
- Thiết bị đầu vào: công tắc nút bấm khẩn cấp và các đầu báo cháy (đầu báo khói, đầu báo gas, đầu báo lửa, đầu báo nhiệt,…).
- Thiết bị đầu ra: còi báo động, đèn thoát hiểm, chuông, màn hình LCD,…
- Trung tâm điều khiển: màn hình, mainboard, bo mạch, ắc quy, bộ nguồn,…
Xem thêm: Quy trình thử áp lực đường ống pccc chuẩn cần biết
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Xây dựng sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy phụ thuộc nhiều vào nguyên lý hoạt động của từng hệ thống. Cụ thể, bộ phận đầu vào khi nhận được tín hiệu (có thể xảy ra nguy cơ cháy nổ) sẽ lập tức truyền tin tới hệ thống trung tâm.
Tại đây, trung tâm báo cháy sẽ phân tích dữ liệu và truyền đi thông điệp cho các thiết bị đầu ra để phát tán tín hiệu cảnh báo. Quy trình này tự đoạn và khép kín hoàn toàn.
Ngoài ra, một hệ thống báo cháy an toàn còn được lập trình với 3 giai đoạn làm việc khác nhau là:
- Giai đoạn thường trực: là quá trình trao đổi thông tin liên tục giữa các đầu báo và trung tâm báo cháy. Tình trạng hoạt động của hệ thống báo cháy sẽ được cập nhật liên tục và đưa ra danh sách cần sửa chữa nếu có thiết bị hư hỏng.
- Giai đoạn báo cháy: nếu trung tâm điều khiển nhận được bất kỳ tín hiệu nguy hiểm nào từ đầu báo thì sẽ ngay lập tức xử lý và đưa ra tín hiệu phản hồi.
- Giai đoạn xảy ra sự cố: cảnh báo có cháy sẽ được truyền đến các loa và đèn báo động, đèn exit,… để con người nhận biết và tới các khu vực an toàn.
Sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy chuẩn theo quy định
Có 2 loại sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy là báo cháy thường và báo cháy địa chỉ. Trong quá trình thiết kế PCCC ở Đà Nẵng, chúng tôi đã có nhiều kiến thức chuyên sâu về chủ đề này và sẽ chia sẻ lại với những ai quan tâm:
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống báo cháy thường
Gồm 2 quá trình:
- Đi dây từ các thiết bị bên ngoài đến trung tâm báo cháy: Thiết bị báo cháy (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông báo cháy, nút bấm báo động,… ) được đi dây một cách chặt chẽ và thống nhất với nhau.
- Đi dây tủ trung tâm báo cháy: Tùy vào từng loại tủ trung tâm báo cháy khác nhau mà đơn vị thi công sẽ có các phương án đi dây riêng.
Sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ
Cách đi dây này khác và có độ khó cao hơn so với hệ thống báo cháy thông thường. Toàn bộ đường dây phải được đi đúng như trên sơ đồ thiết kế, nếu không thì tính năng quét thiết bị thông minh của hệ thống trung tâm sẽ không hoạt động.
Có thể bạn đang quan tâm: Bảo vệ toàn diện với hệ thống báo cháy qua điện thoại cao cấp
Hướng dẫn đọc bản vẽ sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy thường được thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn như TCVN 3890-200 hoặc TCVN 5738-2001. Để đọc được bản vẽ sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy từ A đến Z, bạn cần chú ý các chi tiết sau:
- Trung tâm báo cháy: Thiết bị này nhận tín hiệu từ các thiết bị đầu vào, xử lý tín hiệu này và truyền thông tin ra các thiết bị đầu ra. Các vùng báo cháy và thông tin liên quan sẽ được hiển thị trên màn hình của trung tâm điều khiển.
- Thiết bị báo động: Bao gồm các loại như đèn chớp, chuông, còi,… Chúng phát ra tín hiệu cảnh báo ngay khi nhận được lệnh từ trung tâm điều khiển.
- Các đầu báo đầu vào: Bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt,… Khi phát hiện sự cố, chúng ngay lập tức chuyển tín hiệu về trung tâm xử lý thông tin.
- Các công tắc khẩn cấp: Sử dụng để kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay trong các tình huống khẩn cấp.
Hệ thống luôn được kết nối với hai nguồn điện chính là nguồn 220V và nguồn dự phòng từ ắc quy. Trong trường hợp mất điện, hệ thống tự động chuyển sang nguồn điện dự phòng từ ắc quy.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi tham khảo và tổng hợp về sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy. Hy vọng với những chia sẻ từ PCCC tại Đà Nẵng, bạn đã có được những thông tin bổ ích và hiểu hơn về cách đi dây và lắp đặt hệ thống báo cháy này.