Họng nước chữa cháy là gì? Các thông tin quan trọng cần nắm

Ngày 21/09/2023

Khi đi trên vỉa hè bạn có thể thấy những họng kim loại màu đỏ với nhiều hình thù khác nhau. Chúng được gọi là họng nước chữa cháy hay nôm na được gọi là trụ nước cứu hỏa. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này là gì, nguyên lý hoạt động thế nào thì mời các bạn cũng theo dõi ở bài viết dưới đây. 

Họng nước chữa cháy là gì?

Họng nước chữa cháy là thiết bị nối với bồn nước, cấp nước chữa cháy của các tòa nhà hoặc công trình. Nó là thiết bị chuyên dụng của lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Họng nước chữa cháy
Họng nước chữa cháy

Tại sao họng nước quan trọng trong hệ thống chữa cháy

Trong một số công trình hoặc tòa nhà lớn, đôi khi gặp trục trặc trong việc dẫn nước phòng cháy chữa cháy. Điều này làm khó khăn trong quá trình chữa cháy và có thể gây ra nhiều thiệt hại. Lúc này, họng nước chữa cháy đóng vai trò quan trọng để khắc phục vấn đề. Nó giúp cấp nước hiệu quả trong quá trình chữa cháy và dập tắt sự lây lan, hạ nhiệt của đám cháy.

Nói một cách ngắn gọn, họng nước chữa cháy giúp kết nối trực tiếp với hệ thống đường ống cứu hỏa, cung cấp nước kịp thời trong các vụ hỏa hoạn.

Tại sao họng nước quan trọng trong hệ thống chữa cháy
Tại sao họng nước quan trọng trong hệ thống chữa cháy

>>> Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN THẨM ĐỊNH PCCC ĐÀ NẴNG

Nguyên lý hoạt động của họng nước chữa cháy

Đa phần các họng nước chữa cháy đều có nguyên lý hoạt động của van một chiều, cho phép dòng nước chỉ chuyển động theo một hướng nhất định và sẽ không chuyển động theo chiều ngược lại. 

Khi cần, nước sẽ được bơm vào họng tiếp nước sau đó lưu thông qua hệ thống ống và van một chiều. Tiếp theo đó là nhập vào hệ thống chữa cháy của tòa nhà. Điều này giúp đảm bảo rằng nước có thể được cung cấp kịp thời để chữa cháy trong khu vực bị ảnh hưởng.

Khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện dập cháy tại chỗ không thể dập tắt được ngọn lửa thì họng nước chữa cháy có nhiệm vụ đưa nước lên bồn dự trữ. Nhờ thế nước được tạo ra từ xe cứu hỏa để thay thế các bơm cứu hỏa gặp sự cố. Các họng tiếp nước còn lại được kết nối với hệ thống vòi phòng cháy để khống chế sự lan truyền và dập tắt ngọn lửa.

Họng nước chữa cháy này cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy của tòa nhà và hỗ trợ dập lửa từ bên ngoài. Điều này giúp công tác chữa cháy nhanh, gọn và hiệu quả nhất. 

Nguyên lý hoạt động của họng nước chữa cháy
Nguyên lý hoạt động của họng nước chữa cháy

>>> Tham khảo thêm: Đơn vị nhận thiet ke pccc tai da nang

Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Họng Tiếp Nước Chữa Cháy

Theo Thông tư 02/2021/TT-BXD và Quy chuẩn Việt Nam 04-1/2015/BXD về PCCC có đề ra tiêu chuẩn lắp đặt họng nước chữa cháy được quy định như sau:

  • Áp suất thủy tĩnh của hệ thống đo tại họng nước chữa cháy đặt ở mức nước thấp nhất và không được vượt qua mức 0.90MPa (9kg/cm2). Nếu áp suất trong hệ thống chữa cháy vượt qua mức 0.45 MPa (4.5 kg/cm2) thì phải lắp đặt mạng hệ thống chữa cháy riêng. Nếu áp suất giữa van và đầu nối của họng nước chữa cháy lớn hơn 0.4 MPa (4 kg/cm2) thì phải lắp mạng ngăn và thiết bị điều chỉnh áp lực.
  • Áp suất tự do của họng nước chữa cháy phải đảm bảo cho chiều cao của cột áp để chữa cháy vào mọi thời điểm trong ngày. Chiều cao bán kính tối thiểu hoạt động của tia nước phải bằng chiều cao của khu vực (tính từ sàn đến điểm cao nhất của trần nhà). Đối với nhà ở, nhà sản xuất, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp… chiều cao PCCC từ 6-50m. Đối với nhà ở có chiều cao trên 50m thì PCCC không nhỏ hơn 8 mét. Đối với nhà công cộng, nhà sản xuất… chiều cao PCCC trên 50 mét, không nhỏ hơn 16 mét.
  • Bình nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước đủ dùng trong 1h cho một họng nước chữa cháy.
Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Họng Tiếp Nước Chữa Cháy
Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Họng Tiếp Nước Chữa Cháy
  • Lắp đặt họng kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước tính toán >3 còn trong nhà > 2. Nếu ở trong nhà ở với chiều dài hành lang đến 10 mét, số tia nước bằng 2 cho mỗi điểm thì cho phép phun 2 tia từ 1 ống đứng.
  • Các họng nước chữa cháy phải được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao từ 1.2 ± 0.15 mét so với mặt sàn. Các họng nước chữa cháy kép thì được phép lắp đặt 01 họng nằm trên và 01 họng nằm dưới.
  • Nếu họng nước chữa cháy ở trong nhà thì phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang của các buồng thang, sảnh, lối đi và những chỗ tiếp cận khác. Và phải đảm bảo không gây cản trở các hoạt động thoát nạn.

>>> Xem thêm: ĐƠN VỊ THI CÔNG PCCC ĐÀ NẴNG UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Kết luận

Kiến thức cơ bản về PCCC là một trong những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng nên tìm hiểu. Vì thế, với những thông tin phía trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc tính của họng nước chữa cháy.

Đánh giá bài viết!