Tin tức sự kiện
Hệ thống báo cháy là gì? Hệ thống báo cháy gồm những gì?
Ai cũng hiểu rất rõ vai trò của hệ thống báo cháy song rất ít người biết hệ thống báo cháy gồm những gì? Câu hỏi đó sẽ được PCCC Toàn Tiến Phát, công ty pccc ở Đà Nẵng giải đáp chi tiết và cung cấp thêm thông tin hữu ích qua nội dung sau:
Hệ thống báo cháy là gì?
Hệ thống báo cháy là một tập hợp của nhiều thiết bị phát hiện các dấu hiệu đám cháy (khói, nhiệt, mùi) và cảnh báo nguy hiểm tự động bằng hình ảnh, âm thanh cho con người.
NÊN ĐỌC:
Hệ thống báo cháy gồm những gì?
Tiêu chuẩn TCVN 5738-2001 và TCVN 7568-14:2015 của Việt Nam quy định rất rõ yêu cầu kỹ thuật, các thiết bị cần có trong hệ thống báo cháy. Vậy hệ thống báo cháy gồm những gì? Dưới đây là những thiết bị cơ bản trong hệ thống báo cháy:
- Tủ trung tâm điều khiển có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, nhận và truyền tín hiệu, kiểm tra và điều khiển hoạt động của thiết bị khác
- Thiết bị đầu vào (đầu báo cháy, công tắc khẩn)
- Đầu báo khói
- Đầu báo nhiệt
- Đầu báo gas
- Đầu báo lửa
- Nút nhấn báo cháy
- Module giám sát, module điều khiển
- Thiết bị đầu ra phát ra tín hiệu cảnh báo
- Bảng hiển thị phụ
- Còi báo cháy, đèn báo cháy
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động hoạt động theo nguyên lý như sau:
- Đầu tiên các thiết bị đầu vào phát hiện ra các dấu hiệu của đám cháy thông qua khói, mùi hoặc nhiệt độ
- Trung tâm báo cháy tiếp nhận thông tin từ thiết bị đầu vào và tiến hành xử lý chuyển tới thiết bị đầu ra
- Các thiết bị đầu ra nhận thông tin từ trung tâm báo cháy và phát ra tín hiệu cảnh báo thông qua âm thanh hoặc hình ảnh
Về cấu tạo của hệ thống báo cháy có 2 bộ phận quan trọng nhất là:
>>Xem thêm : Tư vấn thẩm định Pccc Đà Nẵng
3 hệ thống thiết kế của FA
- Conventional (hệ thống báo cháy trung tâm) tập hợp dây báo cháy và dây đầu dò
- Báo cháy địa chỉ có đầu dò và đầu vào đều đưa về cùng 1 địa chỉ. Do vậy khi xảy ra sự cố trung tâm báo cháy gửi thông tin về địa chỉ trước khi phát ra tín hiệu thông báo
- Hệ thống lai có được thiết kế theo nguyên tắc 1 địa chỉ ngõ có 2 tới 8 dây vùng và 2 đến 6 ngõ ra
Các zone của hệ thống báo cháy
Trên cùng một đường dây tín hiệu lắp đặt nhiều thiết bị được gọi là zone. Ví dụ như: nút nhấn, đầu báo lửa, đầu báo gas có thể nằm cùng một zone.
Một tủ trung tâm báo cháy gồm có nhiều zone. Một hệ thống báo cháy zone có thể có tới 400 vùng báo cháy.
So sánh hệ thống báo cháy thường và hệ thống báo cháy địa chỉ
Hiện nay có 2 loại hệ thống báo cháy đang được áp dụng nhiều tại nước ta là hệ thống báo cháy thường và báo cháy địa chỉ. Điểm giống và khác nhau giữa 2 hệ thống này là gì?
Hệ thống báo cháy thường
Là hệ thống báo cháy chung có tủ trung tâm nối với nhiều thiết bị báo cháy đầu vào (khoảng 2 dây – 4 dây). Do đó khi phát hiện dấu hiệu đám cháy thiết bị đầu ra phát tín hiệu cảnh báo chung và không xác định được chính xác vị trí xảy ra đám cháy.
Chính vì lý do trên nên hệ thống báo cháy thông thường chỉ phù hợp với khu vực có diện tích, không gian nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có giá thành rẻ.
Hệ thống báo cháy địa chỉ
Là hệ thống báo cháy được thiết kế và lắp đặt để phát hiện tín hiệu đám cháy ở từng địa chỉ cụ thể hỗ trợ xử lý đám cháy nhanh nhất, hiệu quả triệt để. Do đó, hệ thống báo cháy địa chỉ là giải pháp tối ưu cho khu vực có không gian rộng.
Ứng dụng hệ thống báo cháy
Dù là hệ thống báo cháy thường hay hệ thống báo cháy địa chỉ đều có chung nhiệm vụ là cảnh báo và bảo vệ. Hệ thống báo cháy thông minh được ứng dụng lắp đặt trong:
- Hộ gia đình
- Cửa hàng kinh doanh
- Văn phòng
- Trung tâm thương mại
- Tòa nhà căn hộ chung cư
- Khu chợ và trong siêu thị
- Nhà máy sản xuất,….
Quy trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống báo cháy
Lắp đặt hệ thống báo cháy được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật chuyên môn hoặc công ty pccc uy tín. Họ sẽ đến trực tiếp hiện trường khảo sát và lên phương án, sơ đồ hệ thống báo cháy thường hoặc báo cháy tự động.
- Quy trình lắp đặt
Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy gồm các bước:
+ Lên bản vẽ và phương án lắp đặt
+ Thi công phần dây cáp tín hiệu của hệ thống
+ Đo điện trở
+ Lắp đặt tủ trung tâm, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra
- Quy trình nghiệm thu
Quá trình nghiệm thu công trình được tiến hành bằng cách vận hành thử hệ thống. Công tác thử nghiệm như sau:
+ Kiểm tra đầu báo khói
+ Kiểm tra đầu báo nhiệt
+ Kiểm tra báo cháy thủ công (dùng tay nhấn nút)
+ Kiểm tra tủ trọng tâm (đèn báo, rơ le, đồng hồ, bộ sạc,…)
Với thông tin chia sẻ trên bạn đã biết hệ thống báo cháy là gì? Để được tư vấn và thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống pccc, đặt mua thiet bi pccc tai Da Nang chất lượng tốt bạn liên hệ với PCCC Toàn Tiến Phát.