Tin tức sự kiện
Bỏng lạnh là gì? Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh tại nhà
Rất nhiều người cho rằng bị bỏng lạnh không quá quan trọng vì nó phục hồi nhanh và ít gây tổn thương tới da. Tuy vậy, nếu không biết cách sơ cứu, vùng da bị tổn thương do bỏng lạnh cũng có thể bị lan rộng và nặng nề hơn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ bỏng lạnh là gì, cách sơ cứu nhanh nếu bị bỏng lạnh ngay tại nhà mà ai cũng nên nắm được.
Định nghĩa bỏng lạnh
Cùng PCCC Đà Nẵng đi vào tìm hiểu bỏng lạnh là gì cũng như nguyên nhân chính gây nên tình trạng này ngay dưới đây.
Bỏng lạnh là gì?
Da bị bỏng lạnh là một dạng tổn thương xảy ra nếu da tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc các vật quá lạnh. Trên thực tế, bỏng lạnh sẽ xảy ra khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ đóng băng hoặc dưới nhiệt độ đóng băng. Tình trạng này thực chất là một dạng tê cóng nhẹ, trong đó da chưa bị đông cứng. Những vị trí rất dễ bị bỏng lạnh mà có thể bạn ít để ý gồm ngón tay, ngón chân, má, cằm, tai, đỉnh mũi…
Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản khi bị bỏng lạnh mà bạn cần biết bao gồm:
- Vùng da tiếp xúc với nhiệt độ thấp chuyển sang màu trắng, nhợt nhạt, xám hoặc trắng xanh.
- Khi bạn sờ lên da thấy lạnh có mật độ cứng.
- Cảm giác tê buốt tại chỗ, mất cảm giác nông/sâu ở một bộ phận trên cơ thể.
- Các lớp da bị lột, xuất hiện vết phồng rộp, bong tróc rất giống như bị bỏng thông thường.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu được bỏng lạnh là gì. Nếu vùng da đó chuyển dần sang màu đen tức là da đã bị hoại tử do thiếu máu nuôi tại chỗ. Tình trạng này khá nguy hiểm và cần được chữa trị ngay lập tức.
Các nguyên nhân gây ra bỏng lạnh
Chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc nguyên nhân gây ra bỏng lạnh là gì đúng không? Nó có thể xảy ra nếu da tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc những thứ rất lạnh trong một thời gian dài. Theo đó, việc chườm đá khi bị bong gân, trật khớp cũng có thể gây ra bỏng lạnh nếu chườm trực tiếp lên da trần. Ngoài ra, nếu cơ thể tiếp xúc lâu với tuyết, thời tiết lạnh thì cũng có thể bị bỏng lạnh.
Cụ thể, lúc này các thành phần nước trên da bị đóng băng tạo nên các tinh thể băng sắc nhọn vô tình làm hỏng cấu trúc tế bào da. Song song với đó, các mạch máu dưới da cũng bắt đầu co lại. Tình trạng này sẽ làm giảm lượng máu tới khu vực bị bỏng, gây tổn thương da lan rộng thêm.
>>> Đừng bỏ lỡ dịch vụ tư vấn PCCC Đà Nẵng uy tín, chất lượng nhất
Hướng dẫn sơ cứu bỏng lạnh nhanh tại nhà dễ làm
Sau khi nắm rõ bỏng lạnh là gì cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng này thì điều tiếp theo bạn cần biết chính là cách sơ cứu nhanh. Bởi nếu sơ cứu nhanh hiệu quả, tình trạng này có thể sẽ thuyên giảm rất nhanh. Ngược lại, nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách, nạn nhân sẽ bị bỏng nặng hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ đã bị bỏng lạnh, bạn cần:
- Đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được sơ cứu và chăm sóc kịp thời.
- Bảo vệ vùng da bị tổn thương bằng cách quấn lại trong nhiều lớp quần áo khô, khăn tắm, chăn ấm hoặc thậm chí là giấy báo.
- Nếu không thể đến bệnh viện hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, hãy bắt đầu chườm ấm và băng lại vùng bị tổn thương. Bạn sử dụng nước ấm từ 37-39 độ chường vào vùng gia bị bỏng.
Để đảm bảo tình trạng không tệ hơn, hãy nhớ:
- Đừng làm ấm nhanh bằng cách dùng nước ấm có nhiệt độ quá cao, nó sẽ chỉ làm tăng thêm tổn thương da mà thôi.
- Không được chà xát, va chạm vào vết thương, tránh làm tổn thương các mô da, gây đau đớn cho người bị bỏng.
- Không được hút thuốc hoặc uống đồ uống có cồn vì sẽ làm ảnh hưởng tới mạch máu và sự lưu thông máu tới khu vực bị tổn thương.
>>> Click để tìm hiểu thêm về đơn vị thi công PCCC ở Đà Nẵng uy tín, chất lượng
Tham khảo ngay cách ngăn ngừa bỏng lạnh
Để hạn chế tình trạng bỏng lạnh cùng các tổn thương do nó gây ra, bạn tốt nhất nên tuân thủ các bước dưới đây, bao gồm:
- Vào mùa lạnh, hãy mặc đủ ấm, che đậy cẩn thận các bộ phận trên cơ thể trước khi ra ngoài.
- Không uống rượu bia, không hút thuốc là những cách đơn giản có thể giúp da bớt nhạy cảm hơn trong thời tiết lạnh.
- Mang theo đồ giữ nhiệt bên người để đề hỏng những trường hợp khẩn cấp khi ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Trong trường hợp phải sử dụng túi đá để chườm lạnh, hãy bọc nó trong một chiếc khăn và chỉ sử dụng trong tối đa 15 phút sau mỗi 1 – 2h.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn bỏng lạnh là gì, nguyên nhân và cách sơ cứu khẩn cấp. Hãy trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn về bỏng lạnh để giúp bản thân và những người xung quanh luôn được an toàn.